Căn Cứ Nào Để Blogger Trương Duy Nhất Có Thể ‘Thắng’ Tòa Án? - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
25 tháng 8, 2015

Căn Cứ Nào Để Blogger Trương Duy Nhất Có Thể ‘Thắng’ Tòa Án?

Sau gần 3 tháng ‘mai phục’ kể từ ngày hết án ra tù, blogger Trương Duy Nhất đã phát đi hành động đầu tiên đầy ý nghĩa: gửi văn thư yêu cầu Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị để xét xử lại bản án, theo thủ tục giám đốc thẩm về bản án bất công đối với anh.

Trong một xã hội độc trị như Việt Nam, đã chưa từng có trường hợp nào cựu tù nhân chính trị khiếu nại thành công đối với tòa án và cơ quan điều tra, cho dù không ít người đã cố gắng làm điều này.

Nhưng Trương Duy Nhất lại đang làm cái việc có vẻ ‘dã tràng’ như thế trong bối cảnh chính quyền CSVN bắt đầu chấp nhận, dù rất kín đáo, những yêu cầu về cải thiện khung luật pháp nhân quyền của cộng đồng quốc tế, cũng là một ‘cải thiện có thể chứng minh được’ liên quan đến hàng loạt lợi ích và sự tồn vong của chính thể này như vũ khí sát thương, TPP…

Blogger Trương Duy Nhất đã phát hiện ra một chi tiết rất quan trọng, được trình bày trong văn thư của anh:

“Điều cực kỳ nghiêm trọng hơn: Toà án nhân dân thành phố Đà Nẵng, với bản án sơ thẩm đã tuyên kết tôi vào một loại tội không có trong Bộ luật hình sự. Bản án số 03/2014/HSST ngày 4/3/2014 của Toà án nhân dân thành phố Đà Nẵng tuyên phạt tôi phạm tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích của tổ chức, công dân”. Trong khi điều 258 Bộ luật hình sự chỉ có tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”. Tức chỉ khi hành vi đó xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân khác thì mới bị coi là có tội. Chứ giả sử có xâm phạm nhưng là xâm phạm đến quyền và lợi ích không hợp pháp (thậm chí là lợi ích phi pháp) thì không bị coi là hành vi phạm tội. Tôi đã tố cáo việc toà sơ thẩm kết tội bằng một loại tội không có trong Bộ luật hình sự này tại phiên xử phúc thẩm, nhưng Hội đồng xét xử phúc thẩm đã bỏ qua, thậm chí không cho bị cáo trình bày. Đây là một sai phạm cực kỳ nghiêm trọng về nhận thức tội phạm và hiểu biết pháp luật của Hội đồng xét xử. Còn giả nếu cho rằng đấy là sai sót nhầm lẫn trong khâu đánh máy, thì cũng là một sai phạm cần phải huỷ ngay bản án để xét xử lại. Sai sót nhầm lẫn đó có thể xảy ra trong công thư của một quan chức chính phủ, hay thậm chí trong một văn bản, một nghị quyết, nghị định nào đó cũng có thể cho qua được, nhưng không được phép xảy ra trong bản án kết tội một con người”.

Trước đây, chỉ có một trường hợp duy nhất giành thắng lợi trong khiếu nại về nhân quyền, đó là nhà báo Phạm Chí Dũng. Vào năm 2012, nhà báo Phạm Chí Dũng bị Bộ công an và Công an Sài Gòn bắt giam với cáo buộc về các điều 79 ‘lật đổ chính quyền’ và 88 ‘tuyên truyền chống nhà nước’. Ngay sau khi anh bị bắt, báo Tuổi Trẻ thuộc Thành đoàn Sài Gòn đã đăng tin ‘ông Phạm Chí Dũng cung cấp các tài liệu bí mật ra nước ngoài và đã nhận hàng ngàn USD’. Sau khi được trả tự do vào năm 2013, nhà báo Phạm Chí Dũng đã khiếu nại báo Tuổi Trẻ và sẵn sàng cho một vụ kiện về ‘bị vu khống và bị xúc phạm danh dự công dân’. Chỉ hai tuần sau thư khiếu nại của ông, báo Tuổi Trẻ đã phải đăng tin cải chính và có thư xin lỗi nhà báo Phạm Chí Dũng.

Tuy nhiên, vụ khiếu nại thành công của nhà báo Phạm Chí Dũng chỉ là đối với một tờ báo nhà nước. Còn với blogger Trương Duy Nhất, anh sẽ phải đối đầu với cả một hệ thống tư pháp của chế độ.

Hãy chúc anh thành công, dù chỉ ở mức khiêm tốn!
Căn Cứ Nào Để Blogger Trương Duy Nhất Có Thể ‘Thắng’ Tòa Án? Reviewed by Unknown on 8/25/2015 Rating: 5 Sau gần 3 tháng ‘mai phục’ kể từ ngày hết án ra tù, blogger Trương Duy Nhất đã phát đi hành động đầu tiên đầy ý nghĩa: gửi văn thư yêu cầ...

Không có nhận xét nào: