Luật Trưng Cầu Dân Ý Có Thể Hiện Được Ý Dân? - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
26 tháng 11, 2015

Luật Trưng Cầu Dân Ý Có Thể Hiện Được Ý Dân?

GNsP (26.11.2015) – Sài Gòn – Chiều 25/11/2015 Quốc Hội VN đã thông qua Luật Trưng Cầu ý Dân với tỷ lệ tán thành là 426/435 đạt hơn 86%. Luật mới bao gồm 8 chương 52 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016. Báo chí trong nước đồng loạt đăng tin về việc Việt Nam bắt đầu có luật về trưng cầu ý dân, và xem đây như một bước tiến lớn trong tiến trình dân chủ. Nhưng liệu luật mới này có mang lại giá trị thực tế cho người dân hay cũng chỉ là văn bản giấy tờ mà thôi?

Liên quan đến đảng – dân nguyện bị phớt lờ

Điều 6 của luật trưng cầu ý dân nêu ra những vấn đề có thể được Quốc hội xem xét, quyết định đưa ra lấy ý kiến nhân dân:
1. Toàn văn Hiến pháp hoặc một số nội dung quan trọng của Hiến pháp;
2.Vấn đề đặc biệt quan trọng về chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, về quốc phòng, an ninh, đối ngoại có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của quốc gia;
3.Vấn đề đặc biệt quan trọng về kinh tế – xã hội có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước;
4.Vấn đề đặc biệt quan trọng khác của đất nước.
Trả lời cho việc tại sao một số điều quan trọng như là quyền con người, quyền công dân, về bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, về chiến tranh và hòa bình mà lại không được tổ chức trưng cầu ý dân. Ông chủ nhiệm ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý bao biện rằng những điều đó đã bao hàm trong hiến pháp nên không cần quy định chi tiết và một số điều đòi hỏi chuyên môn sâu mới có thể cho ý kiến, và chỉ tổ chức trưng cầu những vấn đề đặc biệt quan trọng thôi. Câu hỏi đặt ra ở đây là đâu là những vấn đề đặc biệt quan trọng của đất nước? Nếu những điều khoản trong Hiến pháp mà đã bị coi là phạm vi rộng lớn đồng thời yêu cầu kiến thức chuyên môn sâu mới có thể cho ý kiến, thì toàn văn bản lại không khó lòng đánh giá hơn hay sao?

Ở đây ta có thể nêu ra một vài ví dụ mà luật nên nêu ra cách cụ thể. Chẳng hạn như tư cách và vị trí và vai trò của đảng Cộng Sản. Người dân được quyền chất vấn liệu điều 4 Hiến pháp có hợp lòng dân hay không? Hay các điều luật như 79, 88, 258 BLHS có phải là những luật vi hiến hay không? Quyền con người và quyền công dân có bị các điều luật trên xâm phạm hay không?

Về các vấn đề liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, đường lối quân sự quốc phòng, đối nội đối ngoại, thì người dân được tham gia ý kiến tới mức nào. Ở mức độ nào thì người dân được tham gia vào việc hoạch định chính sách công. Nhìn ra bên ngoài ta thấy người dân được tham gia rất sâu sát vào việc ra quyết định của các nhà lãnh đạo. Chẳng hạn người dân Nhật Bản được tham khảo ý kiến về việc thay đổi đường lối đối ngoại và quốc phòng của chính phủ.

Hay như gần đây Hy Lạp tổ chức trưng cầu dân ý về tư cách thành viên Liên Minh Châu Âu của nước mình. Những điều này có phải là nhỏ nhặt và không đáng để lấy ý kiến người dân?

Giới hạn quyền tham gia trưng cầu

Luật trưng cầu ý dân 2015 vẫn chưa thể hiện rõ làm cách nào để thể hiện những vấn đề được đưa ra thăm dò là phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Bởi vì chỉ có ủy ban thường vụ quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ hoặc hơn 1/3 tổng số các đại biểu quốc hội mới được đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định tổ chức trưng cầu ý dân. Ở nhiều nước, người dân được trực tiếp yêu cầu tổ chức trưng cầu dân ý. Chẳng hạn như ở Thụy Sĩ, cá nhân hay tổ chức có thể được chấp nhận cho tổ chức trưng cầu ý dân nếu quy tụ được 100.000 người kí tên. Hay ở Italia, nếu bạn gom đủ 500.000 chữ kí thì vấn đề bạn kiến nghị sẽ được đưa ra thăm dò ý kiến toàn thể người dân.

Do đó, với việc hạn chế đối tượng được tổ chức trưng cầu dân ý là phớt lờ ý nguyện và quyền lợi của quảng đại quần chúng. Cần nói thêm là người Việt Nam ở hải ngoại cũng không được tham gia trưng cầu ý dân.

Sự minh bạch của cuộc trưng cầu?

Luật trưng cầu ý dân quy định “Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc tổ chức trưng cầu ý dân.” Còn việc kiểm phiếu là thuộc thẩm quyền của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam – là tổ chức của Đảng Cộng Sản. Như vậy người dân vẫn không được thực hiện quyền giám sát, kiểm tra tiến trình và kết quả trưng cầu. Do đó, nghi ngờ về sự minh bạch và công bằng của cuộc trưng cầu cũng là rất hợp lý.

Lần lữa mãi thì bây giờ Luật Trưng Cầu Ý Dân cũng đã được công bố nhưng luật đó có thể mang lại điều gì cho tiến trình dân chủ thì chúng ta hãy cứ chờ xem.

Paullus, GNsP
Luật Trưng Cầu Dân Ý Có Thể Hiện Được Ý Dân? Reviewed by Phụng Thiên on 11/26/2015 Rating: 5 GNsP (26.11.2015) – Sài Gòn – Chiều 25/11/2015 Quốc Hội VN đã thông qua Luật Trưng Cầu ý Dân với tỷ lệ tán thành là 426/435 đạt hơn 86%...

Không có nhận xét nào: